Thứ Tư, 10 tháng 1, 2018

Nông dân làm giàu nhờ giống lúa Nhật ở Đồng Tháp

Lúa Nhật là giống lúa lấy giống nhập khẩu từ Nhật Bản với nhiều tính trạng tốt, chắc mẩy, hàm lượng dinh dưỡng cao. Chính vì thế trên thị trường, mức giá bán trung bình của lúa Nhật vẫn còn tương đối cao trong khi vẫn chưa có nhiều người dân biết đến để trồng giống lúa này.

Ông Khanh trú tại Đồng Tháp năm vừa qua đã thu về hơn 6 tỷ đồng nhờ mô hình thâm canh trồng lúa Nhật trên mảnh đất 120ha. Nằm giáp ranh 3 xã Phú Cường, Tân Công Sính, Hòa Bình thuộc huyện Tam Nông - Đồng Tháp, cánh đồng lúa của ông Khanh cũng vừa được gieo trồng vụ đông xuân, hứa hẹn một mùa bội thu tiếp theo cho năm 2017.


Có cuộc trò chuyện nho nhỏ với ông Khanh tại mảnh đất lúa của mình, ông chia sẻ: vào năm 2005, các anh em của ông Khanh được mẹ cha chia cho mỗi người 10 công đất để làm ăn. Tuy nhiên, sau khi bàn bạc, tất cả anh em trong nhà ông Khanh đã thống nhất gộp chung lại để ông đứng ra canh tác lúa giống mới. Khác với phương thức thâm canh lạc hậu trước đây, từ khi bắt tay vào canh tác lúa nước, ông Khanh đã biết chú trọng đầu tư trang thiết bị, áp dụng những khoa học kỹ thuật nhằm giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho mỗi đợt thu hoạch.

Số vốn ban đầu mà ông và anh em của mình bỏ ra để hiện đại hóa quy trình trồng lúa là 5 tỉ đồng với nhiều máy móc hiện đại, cơ động. Những năm sau đó, ông Khanh không ngừng mở rộng diện tích đất canh tác, năm 2010 ông đã mua được thêm 40ha đất trồng lúa và cũng phải trải qua nhiều thời kỳ gặp khó khăn như khâu chọn giống, làm quen với phương thức canh tác mới...



Vụ đầu tiên canh tác đổi mới, ông Khanh đã thu hoạch được lúa giống Nhật cho năng suất khoảng 6,2 tấn/ha. Với sản lượng năng suất như thế, dần dần xuất hiện nhiều doanh nghiệp đã đánh ô tô vào tận ruộng thu mua với giá 6.500 đồng/kg tương đương giá gạo trên thị trường bấy giờ.  Khi bắt đầu cảm thấy hiệu quả kinh tế với giống lúa Nhật ngày càng cao, ông Khanh quyết định chuyển đổi hoàn toàn 120 ha sang trồng lúa Nhật đem về năng suất dần tăng lên 10 tấn/ha/vụ. Sau khi trừ chi phí các loại, mỗi năm ông Khanh đã thu lãi hơn 6,5 tỉ đồng, trong đó vụ đông xuân lãi cao nhất với khoảng hơn 4 tỉ đồng.

Là một người nhiệt tình và tính phóng khoáng, ông Khanh đã chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật rất nhiệt tình cho nhiều hộ dân trong vùng chuyển đổi sang trồng lúa Nhật và liên hệ các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho bà con để có thu nhập ổn định. Bước tiếp theo là dành toàn bộ 120 ha của gia đình để liên kết với 70 ha của các hộ dân hàng xóm canh tác giống lúa Nhật theo quy trình mới nhằm đáp ứng nhu cầu thu mua của các doanh nghiệp gạo và thóc. Như vậy, trồng lúa không còn chỉ là để lấy thực phẩm sử dụng cho nhu cầu gia đình mà nó còn có giá trị kinh tế cao nếu biết cách đưa máy móc hiện đại vào để tự động hóa và tăng sản lượng tối đa.
Previous Post
First

post written by:

0 nhận xét: