Thứ Ba, 3 tháng 7, 2018

Nhà nông làm giàu từ nghề nuôi các loại tôm
Tôm thẻ chân trắng và tôm sú hiện đang là 2 loài thủy sản đem về hàng tỷ đồng mỗi năm cho hộ nông dân Nguyễn Tăng ở xã Hòa Đông, Vĩnh Châu. Ông Tăng được biết đến là một trong những nông dân giỏi trong vùng với nghề nuôi tôm.
► Xem thêm:


Trao đổi với phóng viên chuyên mục nhà nông làm giàu, ông Tăng cho hay: trước đây, TX. Vĩnh Châu nói chung và xã Hòa Đông nói riêng chỉ sản xuất độc canh 1 vụ lúa. Bị phụ thuộc vào thời tiết quá nhiều nên năng suất và sản lượng lúa ngày càng thấp, giá cả thì bấp bênh khiến cho các nông hộ chịu ảnh hưởng rất nhiều, thiệt hại lớn. Khi có chủ trương về chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và được các cấp chính quyền tạo điều kiện nên gia đình ông cũng bắt đầu chuyển từ trồng lúa sang để đầu tư nuôi tôm, thủy sản.

Vào năm 2016, để tôm thích nghi với những diễn biến thất thường của thời tiết thì ngoài phương pháp nuôi thủy hải sản truyền thống, ông Tăng cũng đã đầu tư áp dụng phương pháp xi phông đáy ao và lót bạt ao nuôi tôm. Phương pháp này đã cho thu hoạch mỗi năm khoảng 37 tấn tôm, với giá bán trung bình khoảng 120.000 đồng/kg, ông Tăng cũng thu về hàng tỉ đồng/năm sau khi đã trừ chi phí.


Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi tôm để thành công, ông Tăng bật mí: “Để thành công trong nuôi tôm sú hay tôm thẻ chân trắng thì nguồn vốn là yếu tố quyết định. Sau đó, việc áp dụng đúng khoa học kỹ thuật là quan trọng; trong đó, yếu tố con giống phải tốt, sạch bệnh, môi trường nước ở ao nuôi phải đảm bảo vệ sinh để tránh rủi ro khi nuôi”. Qua nhiều năm nuôi tôm, ông cũng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm kỹ thuật để áp dụng vào nuôi trồng thủy sản. Nhờ vậy, sản lượng tôm năm sau cao hơn năm trước, lợi nhuận tăng dần, kinh tế gia đình giàu lên nhờ nuôi tôm.

Nhờ vào những thành công mà bản thân đang có, ông Tăng cũng rất thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm làm giàu, kinh nghiệm chăn nuôi để bà con quanh vùng có cơ hội vươn lên từ làng. Để góp phần xây dựng nông thôn đổi mới giàu mạnh, hàng năm ông Tăng hỗ trợ cung cấp tôm giống cho khoảng 40 hộ nghèo trong ấp. Ông còn tận tình hướng dẫn và phổ biến kiến thức, kinh nghiệm sản xuất cho khoảng 100 hộ cùng làm theo.

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ong lấy mật hiệu quả cao
Hiện nay nuôi ong lấy mật đang là một trong những nghề đem lại giá trị cao, hiệu quả kinh tế cao và rất phù hợp với mô hình làm giàu từ nông thôn. Đặc biệt, nuôi ong lấy mật là nghề không tốn nhiều nhân công nên có thể triển khai mô hình theo hộ gia đình. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất khi bắt đầu với nghề nuôi ong, bà con nên áp dụng những kỹ thuật dưới đây.

 Xem thêm:

Kỹ thuật nuôi ong lấy mật

Thứ nhất, yếu tố nuôi ong lấy mật hiệu quả cao quan trọng nhất ở nguồn giống. Tại nước ta đang có hai loại ong giống chính là ong nội và ong ý. Ong nội tuy là giống ong có nguồn gốc trong nước sản lượng mật thấp nhưng lại dễ thích nghi với điều kiện thời tiết tại Việt Nam, ít dịch bệnh và dễ nuôi. Trong khi đó, ong ý mặc dù có lượng mật cao nhưng kỹ thuật nuôi cũng khá phức tạp.

Kinh nghiệm tạo ong chúa và nhân đàn

Bà con lưu ý trong quá trình nuôi ong cần thường xuyên kiểm tra duy trì những ong chúa tốt cho mỗi đàn. Chỉ phải thay ong chúa sau định kỳ 6 – 9 tháng. Khi phát hiện ong chúa già có năng suất đẻ thấp chúng ta thay thế bằng cách kích thích đàn ong tạo ong chúa dùng mũ chúa giả để dụ ong chúa đẻ trứng hoặc di chuyển các ong chúa tốt từ tổ khách sang. Lựa chọn những con ong chúa có kích thước lớn, đẻ nhiều trứng để giữ lại.

Việc tạo ong chúa nên tiến hành vào thời gian dồi dào mật và phấn hoa tự nhiên. Nên chọn đàn lấy ấu trùng (đàn mẹ) và đàn nuôi dưỡng có đặc tính tốt như: đông quân, năng suất mật cao, ít bệnh tật, đàn ong hiền lành. . .

Hiện tượng chia đàn tự nhiên

Đối với hiện tượng chia đàn tự nhiên, đàn ong ít quân thì cần thay ong chúa mới vào đúng lúc nguồn hoa phong phú, tăng thêm tầng chân, quay mật hoặc chuyển cầu mật cho đàn khác. Thực hiện nới rộng khoảng cách cầu và bỏ vật chống rét ra ngoài.


Thông thường ong chia đàn tự nhiên sẽ ăn no mật và ong thợ trẻ đang độ tuổi xây tầng nhanh, nên ngay sau khi ổn định có thể cho đàn ong đó xây tầng chân. Chỉ giữ lại 1 mũ ong chúa tốt nhất ở đàn ong gốc để thay chúa còn lại cắt bỏ tất cả các mũ chúa đi.

Phòng trị một số bệnh của ong

Nguồn thức ăn chính của ong là mật và phấn hoa trong tự nhiên nên bà con cần đặt ong gần khu vực có hoa phong phú giúp đàn ong có nguồn thức ăn ổn định, ong sẽ khỏe mạnh cho lượng mật nhiều nhất. Vào những mùa không có nguồn hoa hoặc những ngày mưa, rét đàn ong không thể bay đi kiếm mật được chúng ta phải cho ong ăn nước đường và các loại vitamin, phấn hoa để ong không bị đói dẫn đến bốc đàn, chết.

Cung cấp chế độ ăn hợp lý đầy đủ và làm hệ thống che chắn tránh gió, tránh rét cho ong sẽ giúp hạn chế được dịch bệnh tốt nhất.

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

Hướng dẫn trồng táo tàu năng suất cao tại Việt Nam
Táo tàu là loại táo có nguồn gốc từ Trung Á được trồng nhiều nơi trên thế giới chứ không phải là táo bắt nguồn từ Trung Quốc như chúng ta vẫn thường nghĩ. Tuy nhiên, táo tàu đúng là được trồng rất nhiều ở Trung Quốc bởi diện tích đất trồng hoa quả rộng và điều kiện khí hậu ở Trung Quốc khá thích hợp trồng loại cây này.

Những năm gần đây, táo tàu đang được trồng tương đối nhiều tại Việt Nam. Với nhiều ưu điểm từ mẫu mã, ít sâu bệnh, dễ chăm sóc nên người trồng cây ăn quả tại Việt Nam rất thích thú khi trồng loại táo này.

 Xem thêm:

Đặc điểm cơ bản của cây táo tàu

Táo tàu thuộc họ cây thân gỗ có chiều cao tương đối từ 5 – 11m, có tán rộng, dày. Lá cây có hình bầu dục, có răng cưa. Vào mùa xuân khi có hoa chúng ta sẽ thấy hoa táo màu trắng pha chút hồng hồng. Quả táo hình bầu dục tròn vỏ mỏng, màu xanh và hồng đỏ khi chín.

Táo tàu có hàm lượng vitamin tương đối cao, dễ ăn nên được nhiều người ưa chuộng. Táo tàu còn được chế biến thành nhiều dạng thực phẩm ăn nhanh: mứt, nước sinh tố... Đối với dân chơi cây kiểng thì táo tàu còn trồng thành cây bonsai được, rất đẹp.

Cách trồng và chăm sóc táo tàu

Nếu bạn muốn làm giàu từ nhà nông bằng trồng táo tàu thì bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo còn nếu muốn trồng 1 cây để lấy quả ăn thì kiến thức dưới đây sẽ rất phù hợp.


Trước tiên, thời vụ trồng táo tàu có thích hợp nhất là vào mùa mưa vì sẽ giảm bớt công sức tưới nước. Cây ăn quả mới trồng bao giờ cũng cần rất nhiều nước. Tuy nhiên, nếu trồng vào mùa khô thì bạn cần cung cấp đủ nước hàng ngày là cây có thể phát triển bình thường.

Với giống táo tàu 1 năm tuổi thì bạn cần bón 10kg phân chuồng hoai mục 1kg phân super Lân và 0,5kg phân NPK. Mỗi năm cần chia làm 4 đợt bón cho cây.

Sau mỗi lần thu hoạch, cần tiến hành cắt tỉa cành già cành vượt để tạo điều kiện cho cây ra cành mới vào vụ sau nhiều quả hơn, tránh cắt tỉa cành vào mùa mưa. Ngoài ra, nên trồng thêm một số loại cây ăn quả khác hoặc cây rau màu bên dưới để vừa tăng thu nhập lại hạn chế được cỏ dại ăn bám cây táo.

Như vậy, trồng cây ăn quả là một trong những cơ hội làm giàu rất rộng mở. Tuy nhiên, nếu không có ý định làm giàu với cây táo tàu thì bạn cũng có thể trồng tại vườn nhà 1 cây để có quả ăn ngon bổ rẻ.

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2018

Trồng rau gì vừa nhàn vừa ăn được lâu?
Rau sạch là nguồn thực phẩm bổ sung dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe con người. Nếu chỉ ăn thịt cá mà không có rau xanh trong bữa cơm sẽ là sự thiếu sót đáng quan ngại bởi rau là nguồn cung cấp vitamin, chất xơ quan trọng. Những người ăn nhiều rau xanh sẽ có xu hướng hòa nhã, tính tình thân thiện hơn so với những người ăn nhiều thịt. Dưới đây là những loại rau dễ trồng và không tốn nhiều công chăm sóc để bạn tham khảo.

Cải chíp

Vào thời điểm tháng 9 hàng năm chính là thời điểm tuyệt vời để trồng cải chíp là một trong những loại rau được rất nhiều người ưa chuộng. Thông thường cải chíp từ khi gieo hạt đến lúc thu hoạch chỉ mất khoảng 1 tháng.


Sau khi thu hoạch và sử dụng phần lá, bà con có thể tận dụng phần gốc để tiếp tục chăm sóc cho ra lá mới để thu hoạch tiếp mà không cần phải trồng mới.

Cải bẹ xanh

Khi trồng cải bẹ xanh, bạn không cần tốn quá nhiều công sức bởi loại rau này rất dễ trồng và chăm sóc. Ngay sau khi ngâm hạt giống vào nước ấm, bạn để ráo nước rồi gieo trồng trên những thửa đất cải tạo trước hoặc cũng có thể trồng cải bẹ xnah trong thùng xốp, chậu xi măng... Cải bẹ xanh không ưa ngập úng nên bà con cần chú ý đường thoát nước chống úng cho cây.

Bắp cải

Rau xanh nhắc đến họ nhà cải không thể bỏ qua bắp cải. Là loại cây có thể chịu lạnh tốt nên bắp cải thường được trồng vào khoảng tháng 9 hàng năm để gần tết là có rau ăn. Bắp cải cũng thường được người ta trồng trong thùng xốp.

Su hào

Su hào cũng là loại rau củ ngon ngọt mà rất nhiều người thích. Về cơ bản kỹ thuật trồng su hào khá đơn giản. Đất trồng su hảo thích hợp nhất là đất thịt nhẹ hoặc đất pha cát. Su hào có thể thu hoạch sau khoảng 3 tháng kể từ khi gieo trồng.

Cà rốt

Là loại rau củ không có màu xanh nhưng lại có màu cà rốt, củ cà rốt chứa rất nhiều vitamin A và các khoáng chất tốt cho sức khỏe. Chính vụ, cà rốt được trồng vào tháng 9, có thể trồng trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là nên trồng trên đất tơi xốp, củ sẽ phát triển nhanh chóng và cây thoát nước tốt.

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2018

Top doanh nhân ngành thủy sản Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển nuôi trồng thủy hải sản nhờ ngư trường lớn và người dân có nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy hải sản. Chính vì thế, nước ta có rất nhiều doanh nhân sở hữu khối tài sản khủng nhờ thủy sản. Điển hình dưới đây là một số doanh nhân nổi bật.

Chủ tịch Công ty Minh Phú - Ông Lê Văn Quang

Minh Phú chính là công ty thống trị trong lĩnh vực xuất khẩu tôm và từng có thời gian nắm giữ vị trí doanh nghiệp lớn nhất ngành thủy sản Việt Nam. Câu chuyện làm giàu từ nhà nông của ông Lê Văn Quang được truyền tai rất rộng rãi khắp tỉnh thành nhưng gần đây công ty đang gặp khá nhiều khó khăn trong vấn đề tìm kiếm lợi nhuận. Doanh thu ngang ngửa nhiều công ty khác trên thị trường nhưng lợi nhuận thì vẫn còn thua kém.


Chủ tịch Công ty Hùng Vương – ông Dương Ngọc Minh

Trải qua nhiều cuộc thâu tóm thị trường, hiện nay công ty Hùng Vương đã trở thành một trong những doanh nghiệp lớn nhất ngành thủy sản dựa theo nhiều tiêu chí: doanh thu, lợi nhuận và quy mô. Ngành nghề chính của công ty là chế biến cá tra xuất khẩu. Trong đó, riêng ông Minh nắm giữ hơn 36% cổ phần của công ty và hiện số cổ phiếu này có giá lên tới hơn 1.000 tỷ đồng. Nhờ đó, Dương Ngọc Minh trở thành doanh nhân đầu tiên của nông nghiệp nằm trong top 10 người giàu nhất thị trường chứng khoán.

Chủ tịch công ty Navico – ông Doãn Tới

Trước đây, Navico từng là công ty lớn nhất xuất khẩu cá tra và vượt xa các công ty Minh Phú hay Hùng Vương. Tuy nhiên những năm gần đây, công ty ngày càng mất vị thế. Hiện giá trị cổ phiếu chỉ còn bằng 1/10 so với lúc bắt đầu niêm yết.

Gia đình ông Doãn Tới còn từng làm nông, trồng cây lương thực nhưng thủy sản đã thay đổi cuộc đời ông cho dù lúc thăng lúc trầm.

Chủ tịch công ty Vĩnh Hoàn - bà Trương Lệ Khanh

Cùng với Hùng Vương, Vĩnh Hoàn cũng là một trong số ít doanh nghiệp duy trì mức lợi nhuận cao. Với số cổ phần 50% tương đương với khoảng 700 tỷ đồng, bà Khanh trở thanh một trong những nữ doanh nhân giàu có nhất trên thị trường chứng khoán.

Như vậy có thể thấy ngành thủy sản Việt Nam có rất nhiều doanh nhân, tỷ phú trẻ tuổi. Điều này càng khẳng định rằng thủy hải sản tại Việt Nam chính là thế mạnh mà chúng ta cần khai thác đúng hướng.

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

Làm giàu nhờ mô hình chăn nuôi heo thịt khép kín
Mô hình chăn nuôi khép kín là một trong những mô hình chăn nuôi hiện đại phù hợp với thực trạng ngày nay được rất nhiều địa phương áp dụng. Từ chăn nuôi gà, lợn, bò... đều đang được nhiều nơi định hướng sang phát triển mô hình chăn nuôi khép kín nâng cao năng suất và chất lượng.

Câu chuyện làm giàu từ chăn nuôi lợn

Nhắc về thành công nhờ mô hình chăn nuôi khép kín không thể không nhắc tới gia đình anh Bạo tại Long An. Mặc dù sinh ra trong một gia đình nghèo, từ nhỏ đã biết chăn nuôi heo và anh cũng hiểu được rằng chăn nuôi heo không nặng nhọc như trồng lúa hay cây ăn quả nhưng lời khá cao.


Chính vì thế, sau khi lập gia đình, anh Bạo đã tìm tòi, học hỏi từ những người xung quanh để triển khai nuôi heo thịt. Để bắt đầu với chuồng trại, anh Bạo phải vay mượn thêm tiền xây chuồng trại theo mô hình khép kín nhằm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Ban đầu gia đình Bạo chỉ nuôi nhỏ lẻ vài con heo thịt theo hình thức kinh tế hộ gia đình nhưng khi xuất được lứa heo đầu tiên, thấy hiệu quả kinh tế cao nên anh tiếp tục đầu tư mở rộng chuồng trại.

Bạo được cử đi học lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi heo thịt kết hợp với kinh nghiệm học hỏi được trước đây, anh quyết định đầu tư áp dụng mô hình chăn nuôi heo khép kín. Sau thành công với trang trại chăn nuôi heo thịt, anh tiếp tục đầu tư nuôi heo nái sinh sản để bán lợn giống và chọn lọc một số con nuôi bán thịt thương phẩm.


Mô hình chăn nuôi khép kín luôn đề cao chú trọng giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Chính vì thế để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do phân heo thải ra, anh Bạo đã xây dựng hầm khí biogas vừa tận dụng khí đốt dùng cho sinh hoạt, vừa hạn chế được dịch bệnh. Anh Bạo cũng đào ao xung quanh để thả cá và tận dụng phân từ chăn nuôi làm nguồn thức ăn cho cá.

Bằng nỗ lực và quyết tâm làm giàu, từ hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ ban đầu, hiện nay trang trại chăn nuôi heo của Bạo có tới hơn 100 heo thịt, 50 heo nái và hàng trăm con heo con. Ngoài bán heo thịt thương phẩm, trang trại nhà anh Bạo cũng là nơi cung cấp heo giống cho các hộ dân quanh vùng.
>>> Tham khảo: cách chăn nuôi con dúi