Thứ Ba, 3 tháng 7, 2018

Nhà nông làm giàu từ nghề nuôi các loại tôm
Tôm thẻ chân trắng và tôm sú hiện đang là 2 loài thủy sản đem về hàng tỷ đồng mỗi năm cho hộ nông dân Nguyễn Tăng ở xã Hòa Đông, Vĩnh Châu. Ông Tăng được biết đến là một trong những nông dân giỏi trong vùng với nghề nuôi tôm.
► Xem thêm:


Trao đổi với phóng viên chuyên mục nhà nông làm giàu, ông Tăng cho hay: trước đây, TX. Vĩnh Châu nói chung và xã Hòa Đông nói riêng chỉ sản xuất độc canh 1 vụ lúa. Bị phụ thuộc vào thời tiết quá nhiều nên năng suất và sản lượng lúa ngày càng thấp, giá cả thì bấp bênh khiến cho các nông hộ chịu ảnh hưởng rất nhiều, thiệt hại lớn. Khi có chủ trương về chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và được các cấp chính quyền tạo điều kiện nên gia đình ông cũng bắt đầu chuyển từ trồng lúa sang để đầu tư nuôi tôm, thủy sản.

Vào năm 2016, để tôm thích nghi với những diễn biến thất thường của thời tiết thì ngoài phương pháp nuôi thủy hải sản truyền thống, ông Tăng cũng đã đầu tư áp dụng phương pháp xi phông đáy ao và lót bạt ao nuôi tôm. Phương pháp này đã cho thu hoạch mỗi năm khoảng 37 tấn tôm, với giá bán trung bình khoảng 120.000 đồng/kg, ông Tăng cũng thu về hàng tỉ đồng/năm sau khi đã trừ chi phí.


Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi tôm để thành công, ông Tăng bật mí: “Để thành công trong nuôi tôm sú hay tôm thẻ chân trắng thì nguồn vốn là yếu tố quyết định. Sau đó, việc áp dụng đúng khoa học kỹ thuật là quan trọng; trong đó, yếu tố con giống phải tốt, sạch bệnh, môi trường nước ở ao nuôi phải đảm bảo vệ sinh để tránh rủi ro khi nuôi”. Qua nhiều năm nuôi tôm, ông cũng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm kỹ thuật để áp dụng vào nuôi trồng thủy sản. Nhờ vậy, sản lượng tôm năm sau cao hơn năm trước, lợi nhuận tăng dần, kinh tế gia đình giàu lên nhờ nuôi tôm.

Nhờ vào những thành công mà bản thân đang có, ông Tăng cũng rất thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm làm giàu, kinh nghiệm chăn nuôi để bà con quanh vùng có cơ hội vươn lên từ làng. Để góp phần xây dựng nông thôn đổi mới giàu mạnh, hàng năm ông Tăng hỗ trợ cung cấp tôm giống cho khoảng 40 hộ nghèo trong ấp. Ông còn tận tình hướng dẫn và phổ biến kiến thức, kinh nghiệm sản xuất cho khoảng 100 hộ cùng làm theo.

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ong lấy mật hiệu quả cao
Hiện nay nuôi ong lấy mật đang là một trong những nghề đem lại giá trị cao, hiệu quả kinh tế cao và rất phù hợp với mô hình làm giàu từ nông thôn. Đặc biệt, nuôi ong lấy mật là nghề không tốn nhiều nhân công nên có thể triển khai mô hình theo hộ gia đình. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất khi bắt đầu với nghề nuôi ong, bà con nên áp dụng những kỹ thuật dưới đây.

 Xem thêm:

Kỹ thuật nuôi ong lấy mật

Thứ nhất, yếu tố nuôi ong lấy mật hiệu quả cao quan trọng nhất ở nguồn giống. Tại nước ta đang có hai loại ong giống chính là ong nội và ong ý. Ong nội tuy là giống ong có nguồn gốc trong nước sản lượng mật thấp nhưng lại dễ thích nghi với điều kiện thời tiết tại Việt Nam, ít dịch bệnh và dễ nuôi. Trong khi đó, ong ý mặc dù có lượng mật cao nhưng kỹ thuật nuôi cũng khá phức tạp.

Kinh nghiệm tạo ong chúa và nhân đàn

Bà con lưu ý trong quá trình nuôi ong cần thường xuyên kiểm tra duy trì những ong chúa tốt cho mỗi đàn. Chỉ phải thay ong chúa sau định kỳ 6 – 9 tháng. Khi phát hiện ong chúa già có năng suất đẻ thấp chúng ta thay thế bằng cách kích thích đàn ong tạo ong chúa dùng mũ chúa giả để dụ ong chúa đẻ trứng hoặc di chuyển các ong chúa tốt từ tổ khách sang. Lựa chọn những con ong chúa có kích thước lớn, đẻ nhiều trứng để giữ lại.

Việc tạo ong chúa nên tiến hành vào thời gian dồi dào mật và phấn hoa tự nhiên. Nên chọn đàn lấy ấu trùng (đàn mẹ) và đàn nuôi dưỡng có đặc tính tốt như: đông quân, năng suất mật cao, ít bệnh tật, đàn ong hiền lành. . .

Hiện tượng chia đàn tự nhiên

Đối với hiện tượng chia đàn tự nhiên, đàn ong ít quân thì cần thay ong chúa mới vào đúng lúc nguồn hoa phong phú, tăng thêm tầng chân, quay mật hoặc chuyển cầu mật cho đàn khác. Thực hiện nới rộng khoảng cách cầu và bỏ vật chống rét ra ngoài.


Thông thường ong chia đàn tự nhiên sẽ ăn no mật và ong thợ trẻ đang độ tuổi xây tầng nhanh, nên ngay sau khi ổn định có thể cho đàn ong đó xây tầng chân. Chỉ giữ lại 1 mũ ong chúa tốt nhất ở đàn ong gốc để thay chúa còn lại cắt bỏ tất cả các mũ chúa đi.

Phòng trị một số bệnh của ong

Nguồn thức ăn chính của ong là mật và phấn hoa trong tự nhiên nên bà con cần đặt ong gần khu vực có hoa phong phú giúp đàn ong có nguồn thức ăn ổn định, ong sẽ khỏe mạnh cho lượng mật nhiều nhất. Vào những mùa không có nguồn hoa hoặc những ngày mưa, rét đàn ong không thể bay đi kiếm mật được chúng ta phải cho ong ăn nước đường và các loại vitamin, phấn hoa để ong không bị đói dẫn đến bốc đàn, chết.

Cung cấp chế độ ăn hợp lý đầy đủ và làm hệ thống che chắn tránh gió, tránh rét cho ong sẽ giúp hạn chế được dịch bệnh tốt nhất.

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2018

Top doanh nhân ngành thủy sản Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển nuôi trồng thủy hải sản nhờ ngư trường lớn và người dân có nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy hải sản. Chính vì thế, nước ta có rất nhiều doanh nhân sở hữu khối tài sản khủng nhờ thủy sản. Điển hình dưới đây là một số doanh nhân nổi bật.

Chủ tịch Công ty Minh Phú - Ông Lê Văn Quang

Minh Phú chính là công ty thống trị trong lĩnh vực xuất khẩu tôm và từng có thời gian nắm giữ vị trí doanh nghiệp lớn nhất ngành thủy sản Việt Nam. Câu chuyện làm giàu từ nhà nông của ông Lê Văn Quang được truyền tai rất rộng rãi khắp tỉnh thành nhưng gần đây công ty đang gặp khá nhiều khó khăn trong vấn đề tìm kiếm lợi nhuận. Doanh thu ngang ngửa nhiều công ty khác trên thị trường nhưng lợi nhuận thì vẫn còn thua kém.


Chủ tịch Công ty Hùng Vương – ông Dương Ngọc Minh

Trải qua nhiều cuộc thâu tóm thị trường, hiện nay công ty Hùng Vương đã trở thành một trong những doanh nghiệp lớn nhất ngành thủy sản dựa theo nhiều tiêu chí: doanh thu, lợi nhuận và quy mô. Ngành nghề chính của công ty là chế biến cá tra xuất khẩu. Trong đó, riêng ông Minh nắm giữ hơn 36% cổ phần của công ty và hiện số cổ phiếu này có giá lên tới hơn 1.000 tỷ đồng. Nhờ đó, Dương Ngọc Minh trở thành doanh nhân đầu tiên của nông nghiệp nằm trong top 10 người giàu nhất thị trường chứng khoán.

Chủ tịch công ty Navico – ông Doãn Tới

Trước đây, Navico từng là công ty lớn nhất xuất khẩu cá tra và vượt xa các công ty Minh Phú hay Hùng Vương. Tuy nhiên những năm gần đây, công ty ngày càng mất vị thế. Hiện giá trị cổ phiếu chỉ còn bằng 1/10 so với lúc bắt đầu niêm yết.

Gia đình ông Doãn Tới còn từng làm nông, trồng cây lương thực nhưng thủy sản đã thay đổi cuộc đời ông cho dù lúc thăng lúc trầm.

Chủ tịch công ty Vĩnh Hoàn - bà Trương Lệ Khanh

Cùng với Hùng Vương, Vĩnh Hoàn cũng là một trong số ít doanh nghiệp duy trì mức lợi nhuận cao. Với số cổ phần 50% tương đương với khoảng 700 tỷ đồng, bà Khanh trở thanh một trong những nữ doanh nhân giàu có nhất trên thị trường chứng khoán.

Như vậy có thể thấy ngành thủy sản Việt Nam có rất nhiều doanh nhân, tỷ phú trẻ tuổi. Điều này càng khẳng định rằng thủy hải sản tại Việt Nam chính là thế mạnh mà chúng ta cần khai thác đúng hướng.

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

Làm giàu nhờ mô hình chăn nuôi heo thịt khép kín
Mô hình chăn nuôi khép kín là một trong những mô hình chăn nuôi hiện đại phù hợp với thực trạng ngày nay được rất nhiều địa phương áp dụng. Từ chăn nuôi gà, lợn, bò... đều đang được nhiều nơi định hướng sang phát triển mô hình chăn nuôi khép kín nâng cao năng suất và chất lượng.

Câu chuyện làm giàu từ chăn nuôi lợn

Nhắc về thành công nhờ mô hình chăn nuôi khép kín không thể không nhắc tới gia đình anh Bạo tại Long An. Mặc dù sinh ra trong một gia đình nghèo, từ nhỏ đã biết chăn nuôi heo và anh cũng hiểu được rằng chăn nuôi heo không nặng nhọc như trồng lúa hay cây ăn quả nhưng lời khá cao.


Chính vì thế, sau khi lập gia đình, anh Bạo đã tìm tòi, học hỏi từ những người xung quanh để triển khai nuôi heo thịt. Để bắt đầu với chuồng trại, anh Bạo phải vay mượn thêm tiền xây chuồng trại theo mô hình khép kín nhằm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Ban đầu gia đình Bạo chỉ nuôi nhỏ lẻ vài con heo thịt theo hình thức kinh tế hộ gia đình nhưng khi xuất được lứa heo đầu tiên, thấy hiệu quả kinh tế cao nên anh tiếp tục đầu tư mở rộng chuồng trại.

Bạo được cử đi học lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi heo thịt kết hợp với kinh nghiệm học hỏi được trước đây, anh quyết định đầu tư áp dụng mô hình chăn nuôi heo khép kín. Sau thành công với trang trại chăn nuôi heo thịt, anh tiếp tục đầu tư nuôi heo nái sinh sản để bán lợn giống và chọn lọc một số con nuôi bán thịt thương phẩm.


Mô hình chăn nuôi khép kín luôn đề cao chú trọng giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Chính vì thế để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do phân heo thải ra, anh Bạo đã xây dựng hầm khí biogas vừa tận dụng khí đốt dùng cho sinh hoạt, vừa hạn chế được dịch bệnh. Anh Bạo cũng đào ao xung quanh để thả cá và tận dụng phân từ chăn nuôi làm nguồn thức ăn cho cá.

Bằng nỗ lực và quyết tâm làm giàu, từ hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ ban đầu, hiện nay trang trại chăn nuôi heo của Bạo có tới hơn 100 heo thịt, 50 heo nái và hàng trăm con heo con. Ngoài bán heo thịt thương phẩm, trang trại nhà anh Bạo cũng là nơi cung cấp heo giống cho các hộ dân quanh vùng.
>>> Tham khảo: cách chăn nuôi con dúi

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

Nuôi dế mèn – cơ hội làm giàu cho nhà nông
Những năm gần đây, việc đưa các loài côn trùng vào làm chế biến món ăn đã trở nên quá phổ biến. Điển hình như ve, dế mèn, châu chấu... đều có thể chế biến món ăn và thu hút rất nhiều thực khách. Trong đó, thịt dế mèn chứa nhiều đạm, canxi và thơm ngon béo ngậy khi chế biến nên được ưa chuộng hơn cả. Chính vì thế, nghề nuôi dế mèn cũng từ đó mà hình thành.

Đặc tính loài dế mèn

Dế mèn thuộc họ nhà côn trùng, có thân dẹt và râu dài. Thông thường dế mèn đẻ một lứa rất nhiều trứng nhưng tỷ lệ sống sót từ trứng phát triển thành con không cao. Dế mèn có kích thước dài khoảng 2cm và tuổi thọ chỉ khoảng 2-3 tháng. Như vậy, so với ngành trồng trọt, chăn nuôi dế mèn cũng không mất quá nhiều thời gian như vẫn nghĩ, nó chỉ mất khoảng thời gian tương đương các loại cây rau màu ngắn ngày.

Trong tự nhiên, dế mèn thường có thể tự sinh trưởng, phát triển và sinh sản quanh năm. Môi trường sống của dế mèn khá đơn giản và thường sống theo bầy đàn nên chúng ta có thể tự tạo môi trường nuôi gần giống với tự nhiên là chúng có thể thích nghi một cách nhanh chóng.

Nuôi dế mèn – cơ hội làm giàu cho nhà nông

Hiện nay người ta thường nuôi 2 loại dế chính: dế trắng vàng và dế đen. Đây là 2 loại dế có khả năng sinh trưởng tốt nhất và cũng có đầu ra tốt nhất. Dế thịt khá thơm ngon được người dùng rất ưa chuộng. Hơn nữa theo hiệp hội chăn nuôi Việt Nam, dế mè có nhiều tác dụng trong y học: lợi tiểu, bổ thận, chữa bí đái... Còn theo một số tài liệu nước ngoài, dế mèn rất ít chất béo nên giúp giảm lượng cholesterol trong máu, thịt dế mèn thì còn chữa được sỏi thận.

Dế mèn ăn khá đơn giản, chúng ta có thể tận dụng các loại cỏ, rau lang, lá cây thực vật, dưa chuột... Tuy nhiên, trước khi cho dế ăn, rau và thực phẩm xanh phải được rửa sạch đảm bảo không chứa hóa chất.

Ngoài ra, theo tin tức nông nghiệp, có thể cho dế ăn bổ xung các một số loại cám nghiền mịn. Nguồn nước cho dế mèn phải được cung cấp thường xuyên và đảm bảo sạch sẽ. Nhiều trại nuôi dế mèn quy mô lớn còn đưa bình phun nước tự động vào để phục vụ nhu cầu của loài côn trùng này.

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2018

Tốt nghiệp trường báo - chàng trai 9X về quê nuôi thỏ kiếm trăm triệu
Những tưởng người ta đi học là để kiếm nghề nghiệp ổn định, hưởng cuộc sống nhàn nhã hơn ở quê nhưng câu chuyện về chàng trai 9X này lại khiến nhiều người ngưỡng mộ khi từ bỏ nghề báo chí về quê làm nông nghiệp.

Tốt nghiệp loại ưu Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Nguyễn Văn Thành ở Gia Lâm - Hà Nội quyết định bỏ ngành nghề đang làm về làm nông. Nhờ có sẵn trong mình máu làm giàu cùng hiểu biết về loài thỏ nên Thành đã mạnh dạn đầu tư trang trại hơn 400m2 chăn nuôi thỏ thương phẩm để đến nay câu chuyện bạn nhà nông làm giàu về trang trại thỏ của anh Thành được nhiều rất người biết đến.


Cầm trong tay hơn 20 triệu đồng dành dụm từ thời làm thêm sinh viên, Thành về quê làm trang trại, mua 10 con thỏ giống New Zealand về nuôi thử. Trời không phụ lòng người, trang trại của Thành dần thành công, nhân số lượng thỏ lên hàng chục lần mặc dù cũng trải qua nhiều thất bại.

Thay vì làm chuồng thỏ bằng gỗ như cách nhiều nhà nông khác vẫn làm, Thành quyết định làm chuồng bằng sắt. Anh cũng dùng thêm đệm lót sinh học để kiểm soát chất thải cách ly mầm bệnh. Đối với thức ăn chăn nuôi thỏ anh sử dụng chủ yếu lá chuối non, cỏ voi và lá mít cùng các phế phẩm nông nghiệp, cây hoa màu...


Chỉ sau 3 tháng chăn nuôi cùng kỹ thuật học được, 60 con thỏ thương phẩm của anh Thành được xuất bán và mang về số lãi hơn 20 triệu đồng. Đầu năm 2014, Thành đầu tư hơn 30 triệu đồng ra Ninh Bình mua 50 cặp thỏ New Zealand về nuôi và nhân giống. Thành cũng không từ bỏ việc gì làm thêm để có tiền mua thức ăn cho thỏ, từ phụ hồ, bốc vác...

Đến nay, mỗi năm trang trại của anh Thành xuất ra thị trường hơn 10 nghìn con giống và 2 tấn thỏ thương phẩm, thu về hàng trăm triệu đồng. Trang trại của Thành cũng thuê công nhân làm thêm tạo công ăn việc làm ổn định mức lương trên 5 triệu đồng cho 7 lao động địa phương.

Theo tin nông nghiệp, Thành không chỉ là ông chủ trang trại thỏ lớn nhất vùng mà còn là phó bí thư đoàn xã năng nổ, giúp đỡ nhiều thế hệ trẻ lứa tuổi sau này.

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2018

Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi trâu thịt làm giàu
Con trâu từ xưa đã gắn liền với bà con nông thôn, gắn liền với cánh đồng, cái cày, cái bừa. Trước đây con trâu là đầu cơ nghiệp, nhà nào có một con trâu là xen như trồng cây gì cũng thuận lợi và thuộc diện hộ dân khá giả trong vùng. Tuy nhiên, hiện nay người ta nuôi nhiều trâu để thịt hơn, giá trị mặc dù không còn được như xưa nhưng vẫn là mô hình làm giàu phù hợp với người nông dân Việt Nam.


Theo truyền thống, chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi gia súc là những nghề phổ biến nhất và người dân cũng nắm vững kỹ thuật nhất. Mặc dù vậy, nếu áp dụng những kỹ thuật dưới đây có thể bạn sẽ thấy hiệu quả năng suất cao hơn đấy.

Hướng dẫn làm chuồng trại chăn nuôi trâu thịt

Trước tiên, chuồng trâu phải đảm bảo ấm áp về mùa đông, thoáng mát vào mùa hè và thường được xây dựng nơi cao ráo, khung chuồng và nền chắc chắn, mái lợp đảm bảo. Nên đặt chuồng nuôi cách xa nhà ở và khu dân cư, tốt nhất nên đặt cách xa nguồn nước sinh hoạt để giữ gìn vệ sinh cho môi trường sống.

Nền chuồng nuôi trâu thường là đất hoặc láng xi măng nhưng nếu làm nền láng xi măng thì không láng quá mịn dễ gây trơn trượt khiến trâu tự té ngã. Sử dụng mái lợp bro hoặc tôn vừa tiết kiệm chi phí mà lại bền. Mái phải có độ cao từ 2m trở lên, rủ che ra ngoài cửa chuồng khoảng 50cm để tránh nước mưa chảy vài trong chuồng.

Cách chăn nuôi trâu thịt

Nuôi trâu bà con thường sử dụng phân xanh là chủ yếu, nhiều gia đình còn tận dụng phế phẩm từ các loại cây hoa màu để cho trâu ăn: thân cây ngô, rơm rạ... Bên cạnh đó, để thúc đẩy tăng trọng người dân có thể sử dụng thêm một số loại cám tinh với tỷ lệ hợp lý.

Bình quân trâu từ khi nuôi đến khi xuất bán thịt mất khoảng 2-3 năm. Trước khi chuẩn bị xuất bán khoảng 3 tháng thực hiện chế độ chăn nuôi như sau:

  • Tháng 1: dọn vệ sinh chuồng trại, tẩy giun sán và cho trâu ăn đủ thức ăn thô xanh.
  • Tháng 2: chăn thả gần, cho ăn cỏ, thức ăn thô xanh và bổ sung thức ăn tinh 1-2 kg/con/ngày, cung cấp đủ nước uống.
  • Tháng 3: bổ sung thêm nhiều thức ăn tinh lượng 3-4/con/ngày, có thể nhốt tại chuồng hoặc chăn thả gần.

Để trâu khỏe mạnh cần vệ sinh chuồng trại thường xuyên, loại bỏ vi khuẩn tồn tại trong máng ăn, máng uống. Không sử dụng lại thức ăn dư thừa quá lâu sẽ khiến trâu dễ bị bệnh ốm.

Trâu là một trong những loại gia súc có chi phí đầu tư lớn nhưng đem lại thu nhập khủng cho người dân. Nhiều hộ dân chỉ thu mua trâu đang tuổi trưởng thành về vỗ béo bán chênh lệch cũng kiếm tiền rất tốt.

Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2018

Lão nông đi lên từ hai bàn tay trắng thu 3 tỷ mỗi năm
Nhắc đến tấm gương làm giàu, người dân tại Thừa Thiên Huế không thể không nhắc đến lão nông khởi nghiệp ở tuổi 58, nay đã có nguồn doanh thu 3 tỷ đồng mỗi năm. Đó là câu chuyện của ông Thiện ở 1 vùng nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế.


Trước đây, cũng như bao hộ nông dân khác, gia đình ông Thiện sinh sống dựa vào nghề trồng lúa nước có của ăn của bán. Mặc dù vậy, hiệu quả kinh tế từ lúa còn thấp mà quy trình gieo trồng, sản xuất lại gặp quá nhiều khó khăn. Chính vì thế, ông Thiện mặc dù tuổi đã cao nhưng luôn đau đáu tìm hướng đi mới cải thiện đời sống.

Năm 2006, theo xu hướng nông thôn đổi mới của xã, ông Thiện mạnh dạn làm đơn xin cấp đất làm trang trại tại một xã bên cạnh. Ban đầu đây là vùng đất khô cằn, toàn sỏi đá cùng thời tiết khắc nghiệt quanh năm. Bắt tay vào làm việc quyết không để đất bỏ không, ông Thiện đầu tư vài trăm con gà cùng mấy con heo.  Tuy nhiên, lần đầu tư đầu tiên này của ông gần như thất bại hoàn toàn khi số gà chết gần hết còn heo thì ốm yếu không có bán.


Mặc dù thất bại ngay từ đầu nhưng không nản chí, ông Thiện tiếp tục đi tập huấn, tham gia các lớp kỹ thậut nuôi gia súc, gia cầm. Sau khi qua huấn luyện tự tin hơn với kiến thức của mình, ông Thiện về bắt tay vào cải tạo môi, trồng nhiều cây xanh, phát triển trang trại có sự phối hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi nâng cao tính hiệu quả.

Câu chuyện nhà nông làm giàu của lão nông 58 tuổi chỉ được bắt đầu biết đến vào năm 2012 khi trang trại chăn nuôi của ông Thiện đạt mức doanh thu hơn 1 tỷ đồng/năm. Đến năm 2016, trang trại của ông Thiện còn liên kết được với công ty chuyên nhập thịt lợn. Ông Thiện tiếp tục đầu tư mở rộng trại chăn nuôi thêm lợn, áp dụng công nghệ chăn nuôi hiện đại, an toàn sinh học.

Hơn 10 năm học tập, lao động vất vả trên vùng đất cát khô cằn, giờ đây ông Thiện đã có được trang trại chăn nuôi quy mô lớn với đầy đủ trang thiết bị hiện đại. Câu chuyện của ông Thiện cho chúng ta thấy rằng không bao giờ là muộn khi muốn bắt đầu một việc có ích nào đó. Cùng theo dõi những tin nông nghiệp mới nhất liên tục được cập nhật tại blog nhé.

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

Chăn nuôi đặc sản - mô hình chăn nuôi giá trị kinh tế cao
Những năm gần đây, định hướng xây dựng nông thôn mới đang dần có sự chuyển biến tích cực khi ngành trồng trọt và chăn nuôi ngày càng mở rộng thêm những con giống mới. Riêng ngành trồng trọt, những loại cây ăn quả đang phát triển mạnh mang lại hiệu quả kinh tế cao thay thế diện tích đất trồng lúa. Còn trong chăn nuôi, ngày càng có nhiều hộ nông dân chuyển hướng kinh doanh những loài vật nuôi quý hiếm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.

Động vật quý hiếm là những loài động vật có giá trị cao, ít người nuôi và tồn tại rất ít trên thị trường. Chính vì thế nếu làm chủ được quy trình, kỹ thuật chăn nuôi, các hộ dân có thể kiếm bộn tiền thay vì vẫn giữ lối chăn nuôi phổ thông xưa cũ.


Đến với xã Tân Thành Cà Mau, nhóm phóng viên chúng tôi được truyền tai câu chuyện của anh Hoàng với mô hình chăn nuôi nhiều vật nuôi quý hiếm kết hợp. Được biết, mô hình đã được anh Hoàng xây dựng cách đây hơn 6 năm đem lại hiệu quả kinh tế cao, thu hàng trăm triệu mỗi năm. Mô hình chăn nuôi của anh Hoàng gồm một số loài: chồn hương, gà nòi, chim chĩ, chim công, kỳ nhông...

Anh Hoàng cho hay: trước kia gia đình nợ nần nhiều lắm vì các hình thức kinh doanh không đem lại hiệu quả mà anh đã mạnh dạn đầu tư. Nhưng chỉ nhờ mô hình chăn nuôi các loài vật quý của anh đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao nên nợ nần cũ anh đã trả được hết. Tính đến thời điểm hiện tại, gia đình anh Hoàng ngày càng khấm khá, đủ ăn, có để dành.



Khi được hỏi về bí quyết, anh Hoàng cũng chia sẻ: trước khi mở trại chăn nuôi, anh đã tham khảo kiến thức từ rất nhiều sách bào và các nguồn internet. Dựa trên những kinh nghiệm từ người đi trước để chuẩn bị kế hoạch cho dự án của riêng mình. Vừa cười vừa chia sẻ, anh Hoàng rút ra bài học là càng khó khăn chúng ta mới nghĩ ra nhiều cách và làm thế nào để nhanh giàu. Sau khi thành công, anh Hoàng ngày càng tự tin hơn với vốn kinh nghiệm của mình.

Ban đầu, chim công là loài vật nuôi mà anh Hoàng thành công nhất và sau đó anh tiếp tục mở rộng sang chăn nuôi thêm một số loài chim khác cũng cho hiệu quả không kém. Hàng tháng, anh Hoàng sẵn sàng cung ứng cho thị trường từ 100kg chim với mức giá từ 210.000đ/kg, đút túi 20 triệu/tháng. Thị trường mà anh Hoàng nhắm tới là những nhà hàng, quán ăn nhậu quanh TP. Cà Mau.

Không chỉ làm giàu cho bản thân, Hoàng cũng hỗ trợ bà con về kỹ thuật và con giống để cải thiện cuộc sống cho nhiều hộ dân nghèo trong địa phương. Nhờ đó, đến nay có nhiều hộ đã thoát nghèo từ việc nuôi chim.

Thứ Hai, 19 tháng 3, 2018

Định hướng chăn nuôi cho tương lai ở Việt Nam
Trước tình hình dân số mọi nơi trên thế giới gia tăng, tốc độ phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật cũng kéo theo đó mà phát triển. Nhiều ngành đã được đẩy mạnh nâng cao kỹ thuật và công nghệ nhằm tiết kiệm công sức và nâng cao năng suất. Nông nghiệp cũng là một ngành không ngoại lệ.

Chăn nuôi tại một số vùng lân cận Hà Nội đang ngày càng có sự chuyển biến rõ rệt từ cơ cấu chăn nuôi lạc hậu cổ xưa sang hình thức chăn nuôi mới hiện đại hơn, áp dụng nhiều công nghệ hơn. Chúng ta hãy cùng nhìn lại những gì đã và đang thay đổi trong ngành nông nghiệp Việt Nam để có định hướng tối ưu cho tương lai.


Liên tục nâng cấp công nghệ

Công nghệ hiện đại chính là tiền đề cho sự phát triển ở mọi mặt trận kinh tế và trong đó có chăn nuôi nông nghiệp. Tại các vùng chăn nuôi lân cận Hà Nội đang ngày càng nâng cấp cơ chế chăn nuôi để tăng số lượng lợn thịt xuất ra thị trường lên 6000 con/lứa theo thống kê của một số trại giết mổ lớn. Điều đáng nói ở đây là Hợp tác xã nông nghiệp đã sử dụng được một loại men với công thức phối trộn, ủ phù hợp nhất tạo nên chất lượng thịt thơm, ngon, mỡ giòn mà không ngấy, an toàn cho người sử dụng.

Vào năm 2015, HTX xây nhà giết mổ, sơ chế, chế biến thực phẩm, có cơ sở vật chất đồng bộ, trang thiết bị tiên tiến giúp đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm. Các trại giết mổ cũng đã xây dựng được khu xử lý chất thải chăn nuôi, giết mổ ở ngoài khu chăn nuôi, cùng hệ thống thông gió. Chính vì thế, môi trường chăn nuôi, giết mổ ngày càng được bảo đảm trong lành, đến nay thì sản phẩm lợn thịt của HTX cũng đã được phân phối trên thị trường nội ngoại thành và được người tiêu dùng tin tưởng, yên tâm khi sử dụng.



Bên cạnh đó, Hà Nội cũng còn rất nhiều cơ sở chăn nuôi, sản xuất giống như HTX Hòa Mỹ thuộc huyện Ứng Hòa cùng với tổng đàn lợn lên đến hơn 35.000 con. HTX DV và chăn nuôi Cổ Đông thuộc thị xã Sơn Tây có gần 200.000 con. Trang trại Công ty gia đình TNHH một thành viên Chăn nuôi Việt Hưng cũng nuôi 1.000 con giống và 10.000 lợn thịt. Đáng kể là hầu như các cơ sở, HTX chăn nuôi hiện nay 100 % đã đầu tư trang thiết bị tiên tiến hiện đại đặc biệt việc xử lý môi trường trong chăn nuôi vừa để đảm bảo chất lượng chăn nuôi vừa đảm bảo môi trường sinh thái và an toàn thực phẩm.

Công nghệ hiện đại còn chưa được phủ sóng toàn quốc

Muốn chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững và hiệu quả, dứt khoát phải chăn nuôi theo chuỗi liên kết. Đến nay, Hà Nội phát triển được 23 chuỗi (11 chuỗi thịt lợn, 8 chuỗi gia cầm, 1 chuỗi thịt bò, 1 chuỗi sữa bò tươi và 2 chuỗi tổng hợp). Các chuỗi này thu hút gần 3.000 hộ và gần 100 cơ sở bán hàng, doanh nghiệp tham gia. Hàng ngày, chuỗi cung cấp cho thị trường khoảng 25,4 tấn thịt lợn, 0,35 tấn thịt bò, 13,3 tấn thịt gia cầm, gần 300.000 quả trứng gia cầm và 78 tấn sữa”.

Mặt khác, thành phố đã đầu tư thêm nhiều xí nghiệp giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, nhưng hiện nay mới chỉ hoạt động 15 – 20% công suất. Trong cùng điều kiện, TP.HCM có đến 80% gia súc, gia cầm được giết mổ tại các xí nghiệp giết mổ, thịt lợn được gắn mã ghi rõ nơi sản xuất sản phẩm được kiểm định an toàn.

Như vậy, muốn nền nông nghiệp Việt Nam phát triển, ngành chăn nuôi đem lại lợi nhuận cao hơn, bà con nhanh giàu có hơn và ngày càng phải sử dụng ít nhân lực hơn thì công nghệ hiện đại cần được đưa đến mọi cơ sở chăn nuôi, phổ cập quy mô toàn quốc chứ không riêng một khu vực nào.

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

Có hay không chuyện cá rô phi chứa chất độc dioxin
Trước đây, rất nhiều tờ báo đã đưa ra nghi vấn về việc cá rô phi chứa chất dioxin chính là tác nhân gây lên chất độc màu da cam mà thế hệ sau chiến tranh Việt Nam từng hứng chịu. Vậy có hay không chuyện cá rô phi chứa chất độc dioxin?

Hiện nay rất nhiều quan điểm lo ngại rằng cá rô phi có chứa hàm lượng các chất gây ung thư như dioxin thậm chí còn nhiều gấp 10 lần so với các loài cá khác. Nguyên nhân chính dẫn đến kết luận này của một số "chuyên gia" đó là họ ngờ rằng cá rô phi ăn thức ăn có nguồn gốc không đảm bảo, dễ tích tụ độc tố.


Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu giải phẫu thực tế, các nhà khoa học đã kết luận trong cơ thể cá rô phi hoàn toàn không chứa chất gây ung thư nào cũng như hàm lượng dioxin trong cá rô phi là không có. Nghiên cứu đã dập tắt tin đồn cá rô phi có nguy cơ gây chất độc màu da cam và khiến chúng ta thở phào nhẹ nhõm bởi rô phi cũng là một món ăn ngon được sử dụng nhiều trong thực đơn hàng ngày.

Cũng theo nghiên cứ của trường đại học Arinoza: thứ mà cá rô phi ăn chủ yếu là tảo và thực vật thủy sinh có trong tự nhiên, có nguồn gốc thực vật nên rất an toàn. Như vậy, trong chuỗi thức ăn thì thức ăn của cá rô phi sẽ ít có nguy cơ chứa độc tốt hơn các loài cá ăn thịt khác như cá hồi, cá chim trắng.



Dioxin là loại chất độc tích lũy sinh học và là một trong những chất có khả năng gây ung thư cao cho con người. Nếu trong chuỗi thức ăn chứa dioxin thì nồng độ dioxin sẽ ngày càng lên cao do tính tích lũy của nó. Chính vì vậy, thay vì cá rô phi ăn thực vật thì những loài cá ăn thịt như cá vược, cá hồi mới là loài cá dễ dàng tích lũy chất độc dioxin cao nhất.

Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu hàm lượng các chất gây ung thư trên cá hồi và một số loại cá da trơn thì đưa ra kết luận: những loài cá ăn thịt chứa hàm lượng các chất gây ung thư như dioxin cao hơn vượt trội so với các loài ăn thực vật.

Qua hàng loạt kết quả thống kê, chúng ta thấy rằng "ăn cá rô phi có thể là nguyên nhân gây ung thư" là nhận định sai lầm.
Kiểm soát lò mổ gia súc - bài toán khó nhưng cần giải đáp
Nhằm hưởng ứng phong trào đảm bảo an toàn thực phẩm trên khắp các mặt trận, năm vừa qua song song với việc siết chặt công tác quản lý các cơ sở giết mổ thì Hà Nội cũng đã chú trọng hơn trong vấn đề kiểm soát đầu ra tại các chợ đầu mối.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất trong bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm tại Hà Nội đó là cần kiểm soát được các lò mổ gia súc, mặc dù khó nhưng chắc chắn phải thực hiện. Đây không chỉ là vấn đề có kiểm soát và kiểm tra thường xuyên hay không mà nó còn liên quan đến nhiều khía cạnh.


Bắt nguồn từ ý thức chủ lò mổ

Một trong những lò mổ có công suất lớn nhất tại địa bàn thành phố Hà Nội chính là khu của ông Thọ với công suất từ 50-70 con lợn/ngày. Cơ sở giết mổ này có sự tham gia của 6 hộ dân, được đầu tư cơ sở vật chất lên đến 1 tỷ đồng. Công nghệ giết mổ hiện đại, trên sàn bằng lò hơi.

Để đảm bảo tránh tiếng ổn khỏi khu dân cư, cơ sở giết mổ của ông Thọ được đặt khá xa khu dân sinh. Nước thải trong quán trình giết mổ sẽ được đưa vào hầm biogas, thải ra hồ điều hòa. Tại cơ sở giết mổ của ông Thọ có tới 4 cán bộ thú y thường xuyên túc trực, đóng dấu kiểm dịch chất lượng an toàn thực phẩm, cấp giấy xuất đi các chợ đầu mối.

Theo chia sẻ của ông Thọ: cơ sở có thể hoạt động với công suất lớn hơn 70con/ngày nhưng sống phải an toàn, con người phải nhận được sản phẩm sạch sẽ, không dịch bệnh. Ngày nào cũng có cán bộ thú y huyện đến giám sát, đóng dấu sản phẩm rồi mới cho ra thị trường. Quy trình trải qua nhiều bước nhưng đảm bảo chất lượng thực phẩm cho bà con.

Tại Hà Nội không chỉ có lò mổ của ông Thọ mà còn có rất nhiều lò mổ khác có công suất mổ cũng không kém cạnh. Tuy nhiên, để kiểm soát triệt để chất lượng cho toàn bộ lợn được làm tại các cơ sở này thì dường như là điều khó khăn. Do vậy, việc tuyên truyền về chất lượng thực phẩm, an toàn thực phẩm và ý thức cho chính các chủ lò mổ là điều cần thiết.

Thực trạng còn nhiều nhức nhối

Trong chuyến đi thực tế tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm ở chợ Sơn Tây, đoàn phóng viên chứng kiến cảnh tất bật chở thịt lợn từ các cơ sở giết mổ về. Nhưng điều khó hiểu là thịt lợn vẫn được tự do ra vào cổng, không một cơ quan nào đứng ra kiểm soát, kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm.

Đáng quan ngại hơn là trong chợ thịt lợn được bày bán lẫn lộn, thịt qua đóng dấu kiểm dịch và không đóng dấu đều tập trung cùng một sạp. Đặc biệt, các sản phẩm thịt lợn được các tiểu thương chặt nhỏ từng kg thịt đóng dấu và không đóng dấu kiểm dịch trộn với nhau, rồi cho vào xe thồ chở đi các quận nội thành.

Trước những câu hỏi từ phóng viên chúng tôi cho tình trạng thịt lợn lẫn lộn, ông Huy quản lý khu chợ cũng thừa nhận: Hiện Sơn Tây chưa có cơ sở giết mổ tập trung. Trung bình mỗi ngày có 300 con lợn về đây, thực tế không thể kiểm soát hết được. Chợ chỉ quản lý đầu người, con sản phẩm thì không thuộc thẩm quyền, rất khó để kiểm soát được lợn đóng dấu và không đóng dấu.

Như vậy, vấn đề quản lý và kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm thịt lợn vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn cho các đơn vị liên quan.

Thứ Năm, 8 tháng 2, 2018

Trại giết mổ gia súc Xuyên Á chính thức trở lại sau án phạt
Vừa qua vụ trại giết mổ gia súc Xuyên Á bị phạt với lùm xùm tiêm thuốc an thần cho lợn và phải trải qua một khoảng thởi gian tương đối khó khăn. Tuy nhiên, chỉ mất khoảng vài tháng là trại giết mổ gia súc này đã được trở lại hoạt động và sẽ được áp dụng một số quy định.


Trại Xuyên Á sẽ được giết mổ gia súc từ khuya tới rạng sáng với số lượng 1 ngàn 500 con mỗi ngày. Cùng với đó, chiều 02/02/2018 vừa qua, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn của thành phố đã cùng trại giết mổ Xuyên Á thống nhất được thời gian hoạt động trở lại sau khi được UBND thành phố HCM ký duyệt cho phép. Trong đó có một số hạng mục nhất mạnh về tính vệ sinh an toàn thực phẩm để đáp ứng nhu cầu thịt gia tăng trong dịp tết nguyên đán.

Về phía trại giết mổ gia súc Xuyên Á cũng cho hay: họ sẽ quản lý thương lái đưa heo vào giết mổ và toàn bộ nhân viên giết mổ của cơ sở để tránh lặp lại tình trạng bơm thuốc mê như vụ vừa rồi. Đồng thời, tại cơ sở cũng được lắp gần 50 camera quan sát an ninh. Theo lộ trình, tầm khoảng tháng 10 năm 2018 Xuyên Á sẽ đưa cơ sở vào hoạt động theo quy mô công nghiệp.


Bên cạnh trại giết mổ Xuyên Á, Xuân Thới Thượng cũng là một trong những trại giết mổ lớn được cấp phép với số lượng 4 ngàn con mỗi ngày nhưng sẽ phải chia làm 2 hình thức là mổ công nghiệp và mổ thủ công, ưu tiên hình thức giết mổ công nghiệp trước.

Như vậy, vào dịp tết nguyên đán 2018 nhiều khả năng sẽ không bị gặp phải tình trạng khan hiểm thịt lợn tại các khu vực thành thị nữa. Chi cục Chăn nuôi và Thú y cũng sẽ kiểm soát chặt chẽ nguồn heo đưa về giết mổ để đảm bảo toàn bộ lượng heo đưa và xuất ra khỏi cơ sở giết mổ phải thực hiện đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc theo quy định của Đề án quản lý.

Thứ Ba, 16 tháng 1, 2018

Chuyện lạ: đưa thịt chim trĩ vào siêu thị và bài toán làm giàu
Mới đây, phong viên của tạp chí nông dân đã tình cờ ghi lại một trường hợp làm giàu của ông Nguyễn Đính ở Đồng Nai với mô hình nuôi chim trĩ và chuyện lạ là thịt chim trĩ của nhà ông còn phân phối tới cả siêu thị đem lại lợi nhuận khủng cho ông và gia đình.

Nhờ việc áp dụng đúng quy trình chăn nuôi sạch sẽ, an toàn được các ngành chức năng công nhận đạt chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm mà trang trại nuôi chim trĩ của ông Đính đã ký được hợp đồng cung cấp sản phẩm là thịt chim trĩ sạch cho hệ thống siêu thị Co.op Mart tại Sài Gòn. Đây dường như là một bước tiến lớn dành cho ngành thực phẩm và cũng là chìa khóa mở cửa cho những ý tưởng làm giàu táo bạo từ các loại gia súc, gia cầm lạ.


Theo tự nhiên, chim trĩ là loại động vật sống hoang dã và chưa được gây nuôi nhiều bởi con người. Vì vậy, để bắt đầu với một loại hình chăn nuôi mới này khiến ông Đính gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, ngay khi mới bắt đầu hình thành ý tưởng thì ông Đính cũng đã có ý định muốn đưa loại chim này vào bán tại các siêu thị hoặc trung tâm thương mại bởi theo ông nếu bán nhỏ lẻ ngoài chợ hay qua lái buôn thì giá thành không ổn định mà dễ bị ép giá.



Thế tuy nhiên, thực phẩm muốn bày bán tại siêu thị đòi hỏi vượt qua nhiều tiêu chí và kiểm định. Chính vì thế, ông đã xây dựng lên hệ thống chuồng trại hiện đại, sạch sẽ, an toàn, khép kín. Ông cũng hạn chế tối đa sử dụng thuốc kháng sinh và tiêm phòng đầy đủ tăng sức đề kháng cho chim. Thức ăn chủ yếu cho chim trĩ là gạo và ngô. Và rồi mọi nỗ lực cũng được đền đáp xứng đáng khi vào năm 2017, quy trình chăn nuôi chim trĩ sạch của gia đình ông đã được cục an toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh Đồng Nai công nhận. Nhờ đó, thị chim trĩ của nhà ông Đính đã chính thức được đưa vào hệ thống siêu thị Co.op Mart.

Từ trước đến nay, ta vẫn thường biết đến 2 loại thịt phổ thông là lợn và gà nhưng chúng đang ngày càng bão hòa về mặt giá trị, người ta ít thích những món ăn từ lợn gà, thay vào đó là những món ăn có một chút độc lạ sẽ lên ngôi, chẳng hạn như thịt chim. Qua đó có thể thấy, có rất nhiều cách làm giàu mà chúng ta chưa khám phá ra, chẳng hạn như nuôi chim trĩ - một loài chim sống hoang dã, khó thuần hóa.