Thứ Ba, 3 tháng 7, 2018

Nhà nông làm giàu từ nghề nuôi các loại tôm
Tôm thẻ chân trắng và tôm sú hiện đang là 2 loài thủy sản đem về hàng tỷ đồng mỗi năm cho hộ nông dân Nguyễn Tăng ở xã Hòa Đông, Vĩnh Châu. Ông Tăng được biết đến là một trong những nông dân giỏi trong vùng với nghề nuôi tôm.
► Xem thêm:


Trao đổi với phóng viên chuyên mục nhà nông làm giàu, ông Tăng cho hay: trước đây, TX. Vĩnh Châu nói chung và xã Hòa Đông nói riêng chỉ sản xuất độc canh 1 vụ lúa. Bị phụ thuộc vào thời tiết quá nhiều nên năng suất và sản lượng lúa ngày càng thấp, giá cả thì bấp bênh khiến cho các nông hộ chịu ảnh hưởng rất nhiều, thiệt hại lớn. Khi có chủ trương về chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và được các cấp chính quyền tạo điều kiện nên gia đình ông cũng bắt đầu chuyển từ trồng lúa sang để đầu tư nuôi tôm, thủy sản.

Vào năm 2016, để tôm thích nghi với những diễn biến thất thường của thời tiết thì ngoài phương pháp nuôi thủy hải sản truyền thống, ông Tăng cũng đã đầu tư áp dụng phương pháp xi phông đáy ao và lót bạt ao nuôi tôm. Phương pháp này đã cho thu hoạch mỗi năm khoảng 37 tấn tôm, với giá bán trung bình khoảng 120.000 đồng/kg, ông Tăng cũng thu về hàng tỉ đồng/năm sau khi đã trừ chi phí.


Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi tôm để thành công, ông Tăng bật mí: “Để thành công trong nuôi tôm sú hay tôm thẻ chân trắng thì nguồn vốn là yếu tố quyết định. Sau đó, việc áp dụng đúng khoa học kỹ thuật là quan trọng; trong đó, yếu tố con giống phải tốt, sạch bệnh, môi trường nước ở ao nuôi phải đảm bảo vệ sinh để tránh rủi ro khi nuôi”. Qua nhiều năm nuôi tôm, ông cũng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm kỹ thuật để áp dụng vào nuôi trồng thủy sản. Nhờ vậy, sản lượng tôm năm sau cao hơn năm trước, lợi nhuận tăng dần, kinh tế gia đình giàu lên nhờ nuôi tôm.

Nhờ vào những thành công mà bản thân đang có, ông Tăng cũng rất thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm làm giàu, kinh nghiệm chăn nuôi để bà con quanh vùng có cơ hội vươn lên từ làng. Để góp phần xây dựng nông thôn đổi mới giàu mạnh, hàng năm ông Tăng hỗ trợ cung cấp tôm giống cho khoảng 40 hộ nghèo trong ấp. Ông còn tận tình hướng dẫn và phổ biến kiến thức, kinh nghiệm sản xuất cho khoảng 100 hộ cùng làm theo.

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ong lấy mật hiệu quả cao
Hiện nay nuôi ong lấy mật đang là một trong những nghề đem lại giá trị cao, hiệu quả kinh tế cao và rất phù hợp với mô hình làm giàu từ nông thôn. Đặc biệt, nuôi ong lấy mật là nghề không tốn nhiều nhân công nên có thể triển khai mô hình theo hộ gia đình. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất khi bắt đầu với nghề nuôi ong, bà con nên áp dụng những kỹ thuật dưới đây.

 Xem thêm:

Kỹ thuật nuôi ong lấy mật

Thứ nhất, yếu tố nuôi ong lấy mật hiệu quả cao quan trọng nhất ở nguồn giống. Tại nước ta đang có hai loại ong giống chính là ong nội và ong ý. Ong nội tuy là giống ong có nguồn gốc trong nước sản lượng mật thấp nhưng lại dễ thích nghi với điều kiện thời tiết tại Việt Nam, ít dịch bệnh và dễ nuôi. Trong khi đó, ong ý mặc dù có lượng mật cao nhưng kỹ thuật nuôi cũng khá phức tạp.

Kinh nghiệm tạo ong chúa và nhân đàn

Bà con lưu ý trong quá trình nuôi ong cần thường xuyên kiểm tra duy trì những ong chúa tốt cho mỗi đàn. Chỉ phải thay ong chúa sau định kỳ 6 – 9 tháng. Khi phát hiện ong chúa già có năng suất đẻ thấp chúng ta thay thế bằng cách kích thích đàn ong tạo ong chúa dùng mũ chúa giả để dụ ong chúa đẻ trứng hoặc di chuyển các ong chúa tốt từ tổ khách sang. Lựa chọn những con ong chúa có kích thước lớn, đẻ nhiều trứng để giữ lại.

Việc tạo ong chúa nên tiến hành vào thời gian dồi dào mật và phấn hoa tự nhiên. Nên chọn đàn lấy ấu trùng (đàn mẹ) và đàn nuôi dưỡng có đặc tính tốt như: đông quân, năng suất mật cao, ít bệnh tật, đàn ong hiền lành. . .

Hiện tượng chia đàn tự nhiên

Đối với hiện tượng chia đàn tự nhiên, đàn ong ít quân thì cần thay ong chúa mới vào đúng lúc nguồn hoa phong phú, tăng thêm tầng chân, quay mật hoặc chuyển cầu mật cho đàn khác. Thực hiện nới rộng khoảng cách cầu và bỏ vật chống rét ra ngoài.


Thông thường ong chia đàn tự nhiên sẽ ăn no mật và ong thợ trẻ đang độ tuổi xây tầng nhanh, nên ngay sau khi ổn định có thể cho đàn ong đó xây tầng chân. Chỉ giữ lại 1 mũ ong chúa tốt nhất ở đàn ong gốc để thay chúa còn lại cắt bỏ tất cả các mũ chúa đi.

Phòng trị một số bệnh của ong

Nguồn thức ăn chính của ong là mật và phấn hoa trong tự nhiên nên bà con cần đặt ong gần khu vực có hoa phong phú giúp đàn ong có nguồn thức ăn ổn định, ong sẽ khỏe mạnh cho lượng mật nhiều nhất. Vào những mùa không có nguồn hoa hoặc những ngày mưa, rét đàn ong không thể bay đi kiếm mật được chúng ta phải cho ong ăn nước đường và các loại vitamin, phấn hoa để ong không bị đói dẫn đến bốc đàn, chết.

Cung cấp chế độ ăn hợp lý đầy đủ và làm hệ thống che chắn tránh gió, tránh rét cho ong sẽ giúp hạn chế được dịch bệnh tốt nhất.

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2018

Top doanh nhân ngành thủy sản Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển nuôi trồng thủy hải sản nhờ ngư trường lớn và người dân có nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy hải sản. Chính vì thế, nước ta có rất nhiều doanh nhân sở hữu khối tài sản khủng nhờ thủy sản. Điển hình dưới đây là một số doanh nhân nổi bật.

Chủ tịch Công ty Minh Phú - Ông Lê Văn Quang

Minh Phú chính là công ty thống trị trong lĩnh vực xuất khẩu tôm và từng có thời gian nắm giữ vị trí doanh nghiệp lớn nhất ngành thủy sản Việt Nam. Câu chuyện làm giàu từ nhà nông của ông Lê Văn Quang được truyền tai rất rộng rãi khắp tỉnh thành nhưng gần đây công ty đang gặp khá nhiều khó khăn trong vấn đề tìm kiếm lợi nhuận. Doanh thu ngang ngửa nhiều công ty khác trên thị trường nhưng lợi nhuận thì vẫn còn thua kém.


Chủ tịch Công ty Hùng Vương – ông Dương Ngọc Minh

Trải qua nhiều cuộc thâu tóm thị trường, hiện nay công ty Hùng Vương đã trở thành một trong những doanh nghiệp lớn nhất ngành thủy sản dựa theo nhiều tiêu chí: doanh thu, lợi nhuận và quy mô. Ngành nghề chính của công ty là chế biến cá tra xuất khẩu. Trong đó, riêng ông Minh nắm giữ hơn 36% cổ phần của công ty và hiện số cổ phiếu này có giá lên tới hơn 1.000 tỷ đồng. Nhờ đó, Dương Ngọc Minh trở thành doanh nhân đầu tiên của nông nghiệp nằm trong top 10 người giàu nhất thị trường chứng khoán.

Chủ tịch công ty Navico – ông Doãn Tới

Trước đây, Navico từng là công ty lớn nhất xuất khẩu cá tra và vượt xa các công ty Minh Phú hay Hùng Vương. Tuy nhiên những năm gần đây, công ty ngày càng mất vị thế. Hiện giá trị cổ phiếu chỉ còn bằng 1/10 so với lúc bắt đầu niêm yết.

Gia đình ông Doãn Tới còn từng làm nông, trồng cây lương thực nhưng thủy sản đã thay đổi cuộc đời ông cho dù lúc thăng lúc trầm.

Chủ tịch công ty Vĩnh Hoàn - bà Trương Lệ Khanh

Cùng với Hùng Vương, Vĩnh Hoàn cũng là một trong số ít doanh nghiệp duy trì mức lợi nhuận cao. Với số cổ phần 50% tương đương với khoảng 700 tỷ đồng, bà Khanh trở thanh một trong những nữ doanh nhân giàu có nhất trên thị trường chứng khoán.

Như vậy có thể thấy ngành thủy sản Việt Nam có rất nhiều doanh nhân, tỷ phú trẻ tuổi. Điều này càng khẳng định rằng thủy hải sản tại Việt Nam chính là thế mạnh mà chúng ta cần khai thác đúng hướng.

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

Làm giàu nhờ mô hình chăn nuôi heo thịt khép kín
Mô hình chăn nuôi khép kín là một trong những mô hình chăn nuôi hiện đại phù hợp với thực trạng ngày nay được rất nhiều địa phương áp dụng. Từ chăn nuôi gà, lợn, bò... đều đang được nhiều nơi định hướng sang phát triển mô hình chăn nuôi khép kín nâng cao năng suất và chất lượng.

Câu chuyện làm giàu từ chăn nuôi lợn

Nhắc về thành công nhờ mô hình chăn nuôi khép kín không thể không nhắc tới gia đình anh Bạo tại Long An. Mặc dù sinh ra trong một gia đình nghèo, từ nhỏ đã biết chăn nuôi heo và anh cũng hiểu được rằng chăn nuôi heo không nặng nhọc như trồng lúa hay cây ăn quả nhưng lời khá cao.


Chính vì thế, sau khi lập gia đình, anh Bạo đã tìm tòi, học hỏi từ những người xung quanh để triển khai nuôi heo thịt. Để bắt đầu với chuồng trại, anh Bạo phải vay mượn thêm tiền xây chuồng trại theo mô hình khép kín nhằm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Ban đầu gia đình Bạo chỉ nuôi nhỏ lẻ vài con heo thịt theo hình thức kinh tế hộ gia đình nhưng khi xuất được lứa heo đầu tiên, thấy hiệu quả kinh tế cao nên anh tiếp tục đầu tư mở rộng chuồng trại.

Bạo được cử đi học lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi heo thịt kết hợp với kinh nghiệm học hỏi được trước đây, anh quyết định đầu tư áp dụng mô hình chăn nuôi heo khép kín. Sau thành công với trang trại chăn nuôi heo thịt, anh tiếp tục đầu tư nuôi heo nái sinh sản để bán lợn giống và chọn lọc một số con nuôi bán thịt thương phẩm.


Mô hình chăn nuôi khép kín luôn đề cao chú trọng giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Chính vì thế để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do phân heo thải ra, anh Bạo đã xây dựng hầm khí biogas vừa tận dụng khí đốt dùng cho sinh hoạt, vừa hạn chế được dịch bệnh. Anh Bạo cũng đào ao xung quanh để thả cá và tận dụng phân từ chăn nuôi làm nguồn thức ăn cho cá.

Bằng nỗ lực và quyết tâm làm giàu, từ hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ ban đầu, hiện nay trang trại chăn nuôi heo của Bạo có tới hơn 100 heo thịt, 50 heo nái và hàng trăm con heo con. Ngoài bán heo thịt thương phẩm, trang trại nhà anh Bạo cũng là nơi cung cấp heo giống cho các hộ dân quanh vùng.
>>> Tham khảo: cách chăn nuôi con dúi

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

Nuôi dế mèn – cơ hội làm giàu cho nhà nông
Những năm gần đây, việc đưa các loài côn trùng vào làm chế biến món ăn đã trở nên quá phổ biến. Điển hình như ve, dế mèn, châu chấu... đều có thể chế biến món ăn và thu hút rất nhiều thực khách. Trong đó, thịt dế mèn chứa nhiều đạm, canxi và thơm ngon béo ngậy khi chế biến nên được ưa chuộng hơn cả. Chính vì thế, nghề nuôi dế mèn cũng từ đó mà hình thành.

Đặc tính loài dế mèn

Dế mèn thuộc họ nhà côn trùng, có thân dẹt và râu dài. Thông thường dế mèn đẻ một lứa rất nhiều trứng nhưng tỷ lệ sống sót từ trứng phát triển thành con không cao. Dế mèn có kích thước dài khoảng 2cm và tuổi thọ chỉ khoảng 2-3 tháng. Như vậy, so với ngành trồng trọt, chăn nuôi dế mèn cũng không mất quá nhiều thời gian như vẫn nghĩ, nó chỉ mất khoảng thời gian tương đương các loại cây rau màu ngắn ngày.

Trong tự nhiên, dế mèn thường có thể tự sinh trưởng, phát triển và sinh sản quanh năm. Môi trường sống của dế mèn khá đơn giản và thường sống theo bầy đàn nên chúng ta có thể tự tạo môi trường nuôi gần giống với tự nhiên là chúng có thể thích nghi một cách nhanh chóng.

Nuôi dế mèn – cơ hội làm giàu cho nhà nông

Hiện nay người ta thường nuôi 2 loại dế chính: dế trắng vàng và dế đen. Đây là 2 loại dế có khả năng sinh trưởng tốt nhất và cũng có đầu ra tốt nhất. Dế thịt khá thơm ngon được người dùng rất ưa chuộng. Hơn nữa theo hiệp hội chăn nuôi Việt Nam, dế mè có nhiều tác dụng trong y học: lợi tiểu, bổ thận, chữa bí đái... Còn theo một số tài liệu nước ngoài, dế mèn rất ít chất béo nên giúp giảm lượng cholesterol trong máu, thịt dế mèn thì còn chữa được sỏi thận.

Dế mèn ăn khá đơn giản, chúng ta có thể tận dụng các loại cỏ, rau lang, lá cây thực vật, dưa chuột... Tuy nhiên, trước khi cho dế ăn, rau và thực phẩm xanh phải được rửa sạch đảm bảo không chứa hóa chất.

Ngoài ra, theo tin tức nông nghiệp, có thể cho dế ăn bổ xung các một số loại cám nghiền mịn. Nguồn nước cho dế mèn phải được cung cấp thường xuyên và đảm bảo sạch sẽ. Nhiều trại nuôi dế mèn quy mô lớn còn đưa bình phun nước tự động vào để phục vụ nhu cầu của loài côn trùng này.

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2018

Tốt nghiệp trường báo - chàng trai 9X về quê nuôi thỏ kiếm trăm triệu
Những tưởng người ta đi học là để kiếm nghề nghiệp ổn định, hưởng cuộc sống nhàn nhã hơn ở quê nhưng câu chuyện về chàng trai 9X này lại khiến nhiều người ngưỡng mộ khi từ bỏ nghề báo chí về quê làm nông nghiệp.

Tốt nghiệp loại ưu Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Nguyễn Văn Thành ở Gia Lâm - Hà Nội quyết định bỏ ngành nghề đang làm về làm nông. Nhờ có sẵn trong mình máu làm giàu cùng hiểu biết về loài thỏ nên Thành đã mạnh dạn đầu tư trang trại hơn 400m2 chăn nuôi thỏ thương phẩm để đến nay câu chuyện bạn nhà nông làm giàu về trang trại thỏ của anh Thành được nhiều rất người biết đến.


Cầm trong tay hơn 20 triệu đồng dành dụm từ thời làm thêm sinh viên, Thành về quê làm trang trại, mua 10 con thỏ giống New Zealand về nuôi thử. Trời không phụ lòng người, trang trại của Thành dần thành công, nhân số lượng thỏ lên hàng chục lần mặc dù cũng trải qua nhiều thất bại.

Thay vì làm chuồng thỏ bằng gỗ như cách nhiều nhà nông khác vẫn làm, Thành quyết định làm chuồng bằng sắt. Anh cũng dùng thêm đệm lót sinh học để kiểm soát chất thải cách ly mầm bệnh. Đối với thức ăn chăn nuôi thỏ anh sử dụng chủ yếu lá chuối non, cỏ voi và lá mít cùng các phế phẩm nông nghiệp, cây hoa màu...


Chỉ sau 3 tháng chăn nuôi cùng kỹ thuật học được, 60 con thỏ thương phẩm của anh Thành được xuất bán và mang về số lãi hơn 20 triệu đồng. Đầu năm 2014, Thành đầu tư hơn 30 triệu đồng ra Ninh Bình mua 50 cặp thỏ New Zealand về nuôi và nhân giống. Thành cũng không từ bỏ việc gì làm thêm để có tiền mua thức ăn cho thỏ, từ phụ hồ, bốc vác...

Đến nay, mỗi năm trang trại của anh Thành xuất ra thị trường hơn 10 nghìn con giống và 2 tấn thỏ thương phẩm, thu về hàng trăm triệu đồng. Trang trại của Thành cũng thuê công nhân làm thêm tạo công ăn việc làm ổn định mức lương trên 5 triệu đồng cho 7 lao động địa phương.

Theo tin nông nghiệp, Thành không chỉ là ông chủ trang trại thỏ lớn nhất vùng mà còn là phó bí thư đoàn xã năng nổ, giúp đỡ nhiều thế hệ trẻ lứa tuổi sau này.