Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ong lấy mật hiệu quả cao

Hiện nay nuôi ong lấy mật đang là một trong những nghề đem lại giá trị cao, hiệu quả kinh tế cao và rất phù hợp với mô hình làm giàu từ nông thôn. Đặc biệt, nuôi ong lấy mật là nghề không tốn nhiều nhân công nên có thể triển khai mô hình theo hộ gia đình. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất khi bắt đầu với nghề nuôi ong, bà con nên áp dụng những kỹ thuật dưới đây.

 Xem thêm:

Kỹ thuật nuôi ong lấy mật

Thứ nhất, yếu tố nuôi ong lấy mật hiệu quả cao quan trọng nhất ở nguồn giống. Tại nước ta đang có hai loại ong giống chính là ong nội và ong ý. Ong nội tuy là giống ong có nguồn gốc trong nước sản lượng mật thấp nhưng lại dễ thích nghi với điều kiện thời tiết tại Việt Nam, ít dịch bệnh và dễ nuôi. Trong khi đó, ong ý mặc dù có lượng mật cao nhưng kỹ thuật nuôi cũng khá phức tạp.

Kinh nghiệm tạo ong chúa và nhân đàn

Bà con lưu ý trong quá trình nuôi ong cần thường xuyên kiểm tra duy trì những ong chúa tốt cho mỗi đàn. Chỉ phải thay ong chúa sau định kỳ 6 – 9 tháng. Khi phát hiện ong chúa già có năng suất đẻ thấp chúng ta thay thế bằng cách kích thích đàn ong tạo ong chúa dùng mũ chúa giả để dụ ong chúa đẻ trứng hoặc di chuyển các ong chúa tốt từ tổ khách sang. Lựa chọn những con ong chúa có kích thước lớn, đẻ nhiều trứng để giữ lại.

Việc tạo ong chúa nên tiến hành vào thời gian dồi dào mật và phấn hoa tự nhiên. Nên chọn đàn lấy ấu trùng (đàn mẹ) và đàn nuôi dưỡng có đặc tính tốt như: đông quân, năng suất mật cao, ít bệnh tật, đàn ong hiền lành. . .

Hiện tượng chia đàn tự nhiên

Đối với hiện tượng chia đàn tự nhiên, đàn ong ít quân thì cần thay ong chúa mới vào đúng lúc nguồn hoa phong phú, tăng thêm tầng chân, quay mật hoặc chuyển cầu mật cho đàn khác. Thực hiện nới rộng khoảng cách cầu và bỏ vật chống rét ra ngoài.


Thông thường ong chia đàn tự nhiên sẽ ăn no mật và ong thợ trẻ đang độ tuổi xây tầng nhanh, nên ngay sau khi ổn định có thể cho đàn ong đó xây tầng chân. Chỉ giữ lại 1 mũ ong chúa tốt nhất ở đàn ong gốc để thay chúa còn lại cắt bỏ tất cả các mũ chúa đi.

Phòng trị một số bệnh của ong

Nguồn thức ăn chính của ong là mật và phấn hoa trong tự nhiên nên bà con cần đặt ong gần khu vực có hoa phong phú giúp đàn ong có nguồn thức ăn ổn định, ong sẽ khỏe mạnh cho lượng mật nhiều nhất. Vào những mùa không có nguồn hoa hoặc những ngày mưa, rét đàn ong không thể bay đi kiếm mật được chúng ta phải cho ong ăn nước đường và các loại vitamin, phấn hoa để ong không bị đói dẫn đến bốc đàn, chết.

Cung cấp chế độ ăn hợp lý đầy đủ và làm hệ thống che chắn tránh gió, tránh rét cho ong sẽ giúp hạn chế được dịch bệnh tốt nhất.
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: