Thứ Hai, 19 tháng 3, 2018

Định hướng chăn nuôi cho tương lai ở Việt Nam

Trước tình hình dân số mọi nơi trên thế giới gia tăng, tốc độ phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật cũng kéo theo đó mà phát triển. Nhiều ngành đã được đẩy mạnh nâng cao kỹ thuật và công nghệ nhằm tiết kiệm công sức và nâng cao năng suất. Nông nghiệp cũng là một ngành không ngoại lệ.

Chăn nuôi tại một số vùng lân cận Hà Nội đang ngày càng có sự chuyển biến rõ rệt từ cơ cấu chăn nuôi lạc hậu cổ xưa sang hình thức chăn nuôi mới hiện đại hơn, áp dụng nhiều công nghệ hơn. Chúng ta hãy cùng nhìn lại những gì đã và đang thay đổi trong ngành nông nghiệp Việt Nam để có định hướng tối ưu cho tương lai.


Liên tục nâng cấp công nghệ

Công nghệ hiện đại chính là tiền đề cho sự phát triển ở mọi mặt trận kinh tế và trong đó có chăn nuôi nông nghiệp. Tại các vùng chăn nuôi lân cận Hà Nội đang ngày càng nâng cấp cơ chế chăn nuôi để tăng số lượng lợn thịt xuất ra thị trường lên 6000 con/lứa theo thống kê của một số trại giết mổ lớn. Điều đáng nói ở đây là Hợp tác xã nông nghiệp đã sử dụng được một loại men với công thức phối trộn, ủ phù hợp nhất tạo nên chất lượng thịt thơm, ngon, mỡ giòn mà không ngấy, an toàn cho người sử dụng.

Vào năm 2015, HTX xây nhà giết mổ, sơ chế, chế biến thực phẩm, có cơ sở vật chất đồng bộ, trang thiết bị tiên tiến giúp đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm. Các trại giết mổ cũng đã xây dựng được khu xử lý chất thải chăn nuôi, giết mổ ở ngoài khu chăn nuôi, cùng hệ thống thông gió. Chính vì thế, môi trường chăn nuôi, giết mổ ngày càng được bảo đảm trong lành, đến nay thì sản phẩm lợn thịt của HTX cũng đã được phân phối trên thị trường nội ngoại thành và được người tiêu dùng tin tưởng, yên tâm khi sử dụng.



Bên cạnh đó, Hà Nội cũng còn rất nhiều cơ sở chăn nuôi, sản xuất giống như HTX Hòa Mỹ thuộc huyện Ứng Hòa cùng với tổng đàn lợn lên đến hơn 35.000 con. HTX DV và chăn nuôi Cổ Đông thuộc thị xã Sơn Tây có gần 200.000 con. Trang trại Công ty gia đình TNHH một thành viên Chăn nuôi Việt Hưng cũng nuôi 1.000 con giống và 10.000 lợn thịt. Đáng kể là hầu như các cơ sở, HTX chăn nuôi hiện nay 100 % đã đầu tư trang thiết bị tiên tiến hiện đại đặc biệt việc xử lý môi trường trong chăn nuôi vừa để đảm bảo chất lượng chăn nuôi vừa đảm bảo môi trường sinh thái và an toàn thực phẩm.

Công nghệ hiện đại còn chưa được phủ sóng toàn quốc

Muốn chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững và hiệu quả, dứt khoát phải chăn nuôi theo chuỗi liên kết. Đến nay, Hà Nội phát triển được 23 chuỗi (11 chuỗi thịt lợn, 8 chuỗi gia cầm, 1 chuỗi thịt bò, 1 chuỗi sữa bò tươi và 2 chuỗi tổng hợp). Các chuỗi này thu hút gần 3.000 hộ và gần 100 cơ sở bán hàng, doanh nghiệp tham gia. Hàng ngày, chuỗi cung cấp cho thị trường khoảng 25,4 tấn thịt lợn, 0,35 tấn thịt bò, 13,3 tấn thịt gia cầm, gần 300.000 quả trứng gia cầm và 78 tấn sữa”.

Mặt khác, thành phố đã đầu tư thêm nhiều xí nghiệp giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, nhưng hiện nay mới chỉ hoạt động 15 – 20% công suất. Trong cùng điều kiện, TP.HCM có đến 80% gia súc, gia cầm được giết mổ tại các xí nghiệp giết mổ, thịt lợn được gắn mã ghi rõ nơi sản xuất sản phẩm được kiểm định an toàn.

Như vậy, muốn nền nông nghiệp Việt Nam phát triển, ngành chăn nuôi đem lại lợi nhuận cao hơn, bà con nhanh giàu có hơn và ngày càng phải sử dụng ít nhân lực hơn thì công nghệ hiện đại cần được đưa đến mọi cơ sở chăn nuôi, phổ cập quy mô toàn quốc chứ không riêng một khu vực nào.
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: