Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

Kiểm soát lò mổ gia súc - bài toán khó nhưng cần giải đáp

Nhằm hưởng ứng phong trào đảm bảo an toàn thực phẩm trên khắp các mặt trận, năm vừa qua song song với việc siết chặt công tác quản lý các cơ sở giết mổ thì Hà Nội cũng đã chú trọng hơn trong vấn đề kiểm soát đầu ra tại các chợ đầu mối.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất trong bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm tại Hà Nội đó là cần kiểm soát được các lò mổ gia súc, mặc dù khó nhưng chắc chắn phải thực hiện. Đây không chỉ là vấn đề có kiểm soát và kiểm tra thường xuyên hay không mà nó còn liên quan đến nhiều khía cạnh.


Bắt nguồn từ ý thức chủ lò mổ

Một trong những lò mổ có công suất lớn nhất tại địa bàn thành phố Hà Nội chính là khu của ông Thọ với công suất từ 50-70 con lợn/ngày. Cơ sở giết mổ này có sự tham gia của 6 hộ dân, được đầu tư cơ sở vật chất lên đến 1 tỷ đồng. Công nghệ giết mổ hiện đại, trên sàn bằng lò hơi.

Để đảm bảo tránh tiếng ổn khỏi khu dân cư, cơ sở giết mổ của ông Thọ được đặt khá xa khu dân sinh. Nước thải trong quán trình giết mổ sẽ được đưa vào hầm biogas, thải ra hồ điều hòa. Tại cơ sở giết mổ của ông Thọ có tới 4 cán bộ thú y thường xuyên túc trực, đóng dấu kiểm dịch chất lượng an toàn thực phẩm, cấp giấy xuất đi các chợ đầu mối.

Theo chia sẻ của ông Thọ: cơ sở có thể hoạt động với công suất lớn hơn 70con/ngày nhưng sống phải an toàn, con người phải nhận được sản phẩm sạch sẽ, không dịch bệnh. Ngày nào cũng có cán bộ thú y huyện đến giám sát, đóng dấu sản phẩm rồi mới cho ra thị trường. Quy trình trải qua nhiều bước nhưng đảm bảo chất lượng thực phẩm cho bà con.

Tại Hà Nội không chỉ có lò mổ của ông Thọ mà còn có rất nhiều lò mổ khác có công suất mổ cũng không kém cạnh. Tuy nhiên, để kiểm soát triệt để chất lượng cho toàn bộ lợn được làm tại các cơ sở này thì dường như là điều khó khăn. Do vậy, việc tuyên truyền về chất lượng thực phẩm, an toàn thực phẩm và ý thức cho chính các chủ lò mổ là điều cần thiết.

Thực trạng còn nhiều nhức nhối

Trong chuyến đi thực tế tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm ở chợ Sơn Tây, đoàn phóng viên chứng kiến cảnh tất bật chở thịt lợn từ các cơ sở giết mổ về. Nhưng điều khó hiểu là thịt lợn vẫn được tự do ra vào cổng, không một cơ quan nào đứng ra kiểm soát, kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm.

Đáng quan ngại hơn là trong chợ thịt lợn được bày bán lẫn lộn, thịt qua đóng dấu kiểm dịch và không đóng dấu đều tập trung cùng một sạp. Đặc biệt, các sản phẩm thịt lợn được các tiểu thương chặt nhỏ từng kg thịt đóng dấu và không đóng dấu kiểm dịch trộn với nhau, rồi cho vào xe thồ chở đi các quận nội thành.

Trước những câu hỏi từ phóng viên chúng tôi cho tình trạng thịt lợn lẫn lộn, ông Huy quản lý khu chợ cũng thừa nhận: Hiện Sơn Tây chưa có cơ sở giết mổ tập trung. Trung bình mỗi ngày có 300 con lợn về đây, thực tế không thể kiểm soát hết được. Chợ chỉ quản lý đầu người, con sản phẩm thì không thuộc thẩm quyền, rất khó để kiểm soát được lợn đóng dấu và không đóng dấu.

Như vậy, vấn đề quản lý và kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm thịt lợn vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn cho các đơn vị liên quan.
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: