Thứ Tư, 2 tháng 5, 2018

Đầu tư nông nghiệp không hiệu quả ở Đồng bằng Sông Cửu Long

Tình hình nông nghiệp ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đang ngày càng tăng trưởng âm tác động lớn đến tổng quan nền kinh tế Việt Nam. Có thể nói ĐBSCL là một trong những vùng trọng điểm phát triển nông nghiệp nước ta nên việc đầu tư thiếu hiệu quả dẫn đến tăng trưởng âm đang là vấn đề đáng báo động cần có phương án khắc phục ngay trước khi kéo cả nền kinh tế Việt Nam đi xuống.

Theo thống kê của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 6 tháng đầu năm 2016, mức tăng trưởng của ngành nông nghiệp ĐBSCK giảm tới 0,18%. Trong đó, lĩnh vực giảm mạnh nhất chính là trồng trọt giảm tới 3%. Trong 10 năm gần đây, 2016 là năm có mức độ tăng trưởng âm, tụt lùi, đáng báo động.


Theo các chuyên gia, nguyên nhân tác động xấu chủ yếu đến ngành nông nghiệp ở nước ta là do tác động của biến đổi khí hậu nhất là mưa đá và dông bão. Hạn hán kéo dài vào mùa khô cũng ảnh hưởng trầm trọng đến trồng trọt và chăn nuôi thủy, hải sản. Riêng ngập mặn đã gây thiệt hại 222.000 ha lúa, 26.500ha cây ăn trái, hơn 6.500 ha rau màu. Thời điểm đó cũng khiến cho hàng ngàn hộ gia đình bị thiếu nước sinh hoạt.

Theo Viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương, các hiện tượng biến đổi khí hậu dù đã được dự báo từ lâu nhưng do sự chủ quan của các bộ, ngành và địa phương nên xảy ra tình trạng thiệt hại càng nặng nề như thế. Điều này đã thức tỉnh người dân và chính quyền cần có tư duy đổi mới, chủ động hơn trong mọi công tác phòng chống biến đổi khí hậu.



Thực tế nền tảng đầu tư cho nông nghiệp chưa nhiều nên một yếu tố bất thường nào đó tác động vào làm cho nông nghiệp tăng trưởng âm là điều bình thường. Vấn đề này cũng cho thấy lỗ hổng trong chính sách đầu tư và những khiếm khuyết đầu tư trong vùng. Chính quyền các cấp cần có sự quan tâm chặt chẽ, cấu trúc lại mô hình đầu tư cho ĐBSCL, nhất là đầu tư vào nông nghiệp và trồng trọt.

Đóng góp của ngành nông nghiệp đối với xã hội còn tương đối lớn nhưng đầu tư cho nông nghiệp còn thấp. Do đó, ngoài việc đầu tư về cơ sở hạ tầng, tổ chức lại sản xuất gắn với xây dựng nông thôn mới; tăng cường kinh tế hợp tác, Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ đầu tư vào ngành nông nghiệp tại ĐBSCL.

Nông nghiệp ĐBSCL tăng trưởng âm đang đặt ra bài toán cấp bách về việc tái cấu trúc nền kinh tế. Thực tế này khiến cho sự dịch chuyển lao động đang xảy ra với tần xuất lớn hơn, thay đổi cả tỷ lệ ngành nghề trong vùng.
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: